Email và SMS: Nên chọn phương thức tương tác nào với khách hàng?

Email và SMS là những công cụ tương tác người dùng được sử dụng rộng rãi nhất bởi hầu hết các doanh nghiệp. Đây là những công cụ không còn mới và có thể coi là ổn định trên nền tảng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hiểu lầm về chúng cũng như cách sử dụng chúng.

Trong mỗi kênh, tương tác của khách hàng có những đặc điểm khác nhau, các khách hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau và hành vi khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ tập trung vào 2 kênh chính là Email, SMS và cách kết hợp 2 kênh với nhau để mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Trước tiên, chúng ta cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:

  • Tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của công ty là gì? (Ví dụ: đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành của công ty,...)
  • Cảm thấy thoải mái và hiệu quả nhất khi sử dụng kênh nào?
  • Tỷ lệ ROI dự kiến ​​cho mỗi kênh là gì?
  • Với những nhóm đối tượng tương tác và không tương tác với kênh thì bạn dự định làm gì?
  • Rõ ràng khi xem những câu hỏi này nếu được trả lời đầy đủ thì chúng ta cũng hiểu rằng cần kết hợp cân đối giữa Email, SMS và việc kết hợp này sẽ vô cùng dễ dàng.

    Lời khuyên: Tốt nhất, trước khi chọn kênh giao tiếp với khách hàng thì nên tham khảo ý kiến của họ.

    Làm thế nào để chọn được kênh tốt nhất?

    Để trả lời câu hỏi quan trọng này, chúng ta cần trả lời được: Thời điểm nào tốt nhất để sử dụng Email và SMS?

    Chức năng cơ bản của từng kênh

    E-mail

  • Cho phép chèn hình ảnh hoặc tùy chỉnh nội dung để kích thích cảm xúc của người nhận;
  • Cho phép sử dụng các Call to action để thúc đẩy hành động;
  • Cho phép theo dõi, đặt lịch và thống kê rõ ràng;
  • SMS

  • SMS sử dụng mục đích chính là cung cấp thông tin, không cần quá tập trung cho tiếp thị;
  • Tiếp cận đúng lúc, đúng thời điểm nhưng phải lưu ý thời gian gửi, múi giờ hay thói quen sinh hoạt của người nhận;
  • Lưu ý về loại tin nhắn MMS vì có chi phí khá cao.
  • Khả năng theo dõi và đo lường của từng kênh

    Hầu hết chúng ta đều dành nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch, nhưng điều quan trọng không kém là xem xét và đánh giá cụ thể những gì chúng ta đã, đang làm và xem điều gì tốt, điều gì không. Chúng ta cần liên tục theo dõi và đo lường để xem cái gì hoạt động tốt, cái gì không.

    E-mail

  • Cần theo dõi tỷ lệ mở email và click
  • Gắn thẻ và theo dõi email thông qua nền tảng phân tích nào đó (UTM)
  • Theo dõi kết quả từ chiến dịch email theo từng loại thiết bị
  • Kiểm tra các kết quả khác nhau cho cùng một thông điệp (A/B Testing)
  • Đối với loại email thương mại điện tử, hãy đo lường lợi nhuận doanh thu dựa trên mỗi nghìn email được gửi đi (Revenue/1000 email)
  • SMS

  • Chỉ sử dụng một mã theo dõi dành riêng cho SMS để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi;
  • Đo lường lợi nhuận/doanh thu dựa trên 1000 SMS gửi đi;
  • Không có một giải pháp đơn giản hay cụ thể nào cho tất cả các khách hàng của bạn. Thay vào đó là sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học để tìm ra sự cân bằng nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nhớ thiết lập chiến lược để đo lường và theo dõi, tính đến các chuyển đổi cụ thể và luôn tôn trọng người dùng của bạn.

    Nguồn tham khảo: https://www.martechtoday.vn/