CDP (Customer Data Platform) là gì?

CDP là nơi lưu trữ trung tâm cho dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Nó tổng hợp và tổ chức dữ liệu đó để tạo một hồ sơ khách hàng thống nhất có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến lược ​​marketing và trải nghiệm khách hàng.

Khách hàng tương tác với các thương hiệu trên nhiều kênh: social media, email, digital ads, thư trực tiếp, landing page, công cụ tìm kiếm, v.v. Tại mỗi điểm tiếp xúc, họ cho các doanh nghiệp biết một cái gì đó về bản thân họ, dựa trên các hành động mà họ thực hiện tại 1 bước nào đó trong hành trình mua hoặc chuyển đổi.

Tất cả các dữ liệu này từ cả khách hàng và khách hàng tiềm năng có thể được sử dụng để tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Nhưng trước tiên, bạn phải thu thập và phân tích nó. Để làm như vậy, nhiều công ty sử dụng CDP. Vậy CDP là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng MarTech Zone tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Thông qua bài viết này, MarTech Zone sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về xu hướng Marketing Technology và cách thức MarTech tác động và thay đổi môi trường kinh doanh hiện nay.

1. CDP hoạt động như thế nào?

CDP thu thập dữ liệu thời gian thực để tạo hồ sơ khách hàng kỹ lưỡng và một cái nhìn thống nhất về các đối tượng liên hệ của bạn, dựa trên hoạt động của họ trước và sau khi chuyển đổi. Sử dụng dữ liệu này, CDP giúp bạn liên lạc với khách hàng và khách hàng tiềm năng, thu hút họ bằng nội dung phù hợp vào đúng thời điểm, giữ cho họ kết nối với doanh nghiệp của bạn và quan tâm đến những gì bạn cung cấp.

CDP tích hợp thông tin chi tiết dữ liệu của bạn

CDP tích hợp dữ liệu từ các nguồn bên trong và bên ngoài vào 1 nơi, kết hợp dữ liệu của các liên hệ đã biết và ẩn danh để tạo ra một nguồn duy nhất. Chúng cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn về khách hàng so với các giải pháp khác và cho phép bạn tăng cường tính cá nhân hóa trong chiến lược marketing của mình.

CDP kết nối với chiến lược truyền thông của bạn

Đạt được những hiểu biết về khách hàng chỉ thật sự ý nghĩa nếu bạn hành động dựa trên nó và điều đó có nghĩa là học cách giao tiếp tốt hơn với khách hàng của bạn.

CDP cho bạn biết chính xác những gì khách hàng mong đợi ở mỗi điểm của quá trình tiếp thị. Nó tích hợp với các giải pháp truyền thông của bạn, chia sẻ cùng phân khúc khách hàng trên các nền tảng tiếp thị và cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành vi của khách truy cập trước khi chuyển đổi để bạn có thể thu hút họ bằng các thông điệp được nhắm mục tiêu từ đầu.

2. CDP và DMP:

CDPs và DMPs tuy rất khác nhưng lại bổ sung cho nhau:

Cả CDPs và DMPs đều có thể thực hiện các chức năng: segmentation, predictive scoring, reporting, attribution support, và identity resolution. Nhưng ở cấp độ khác nhau.

Nếu có cả hai nên dùng DMP trước để tạo nguồn dữ liệu nền cho CDP: thu thập &, so trùng data, định danh profiles và kết nối với first-party data.

Để tiếp cận khách hàng trên mọi điểm chạm. Bạn cần thống nhất dữ liệu user profile. Phân đoạn chính xác rồi tương tác thông qua ads, social media, email, mobile, websites, APIs….

Để hoàn chỉnh vòng tròn này, bạn cần phân tích hết các engagements. Bổ sung liên tục dữ kiện vào user profiles. Tích hợp CDP và DMP sẽ cho ra kết quả thực sự tuyệt diệu. Ví dụ như:

  • Interactive store displays
  • Dynamic applications
  • Cá nhân hoá trải nghiệm trên web / apps
  • Cá nhân hoá ưu đãi/ bán hàng trên mọi channels
  • Chatbots chăm sóc khách trên từng hành động
  • Triển khai được những việc này chắc chắn sẽ giúp tăng customer lifetime value. Gia tăng ảnh hưởng đến khách hàng liên tục / chính xác. Trong tương lai, sẽ có nhiều chức năng phức tạp hơn. Nhưng mọi thứ phải bắt đầu với góc nhìn hợp nhấp về customers. Điều thú vị là CDPs và DMPs tuy phát triển song song nhưng luôn bổ sung và tích hợp được với nhau.

    Làm sao ứng dụng được CDP?

    Bốn chức năng chính của CDP mà marketers có thể khai thác: hợp nhất data, people-based marketing, định danh khách hàng, và real-time engagement trên khắp các channels.

    Data unification (hợp nhất data)

    Các nguồn data marketing tăng lên chóng mặt mỗi năm (ước tính 25%), sau 10 có thể lên đến 40 data sources. Muốn có cái nhìn duy nhất về customers từ rất nhiều nguồn data rời rạc, bắt buộc phải có CDPs.

    People-based marketing

    'People-based marketing’ tức là marketers có thể tương tác với từng khách hàng một. Trước đây, marketing triển khai theo channel hoặc campaign, nhưng ngày nay việc “cá nhân hoá” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. CDPs chính là lời giải cho việc đó.

    Identity resolution

    Làm sao để thấu hiểu từng khách hàng một ? Cần phải có công nghệ định danh và phân tích hành vi. Việc này không hề đơn giản vì người dùng ở trên vô số kênh, thiết bị khác nhau. Nhưng CDP có thể giải quyết được

    Real-time engagement trên mọi channels

    Tương tác với customers một cách real time là khát khao của mọi marketers, nhưng điều đó quả thực không hề đơn giản. Thế nào là “real time” ?. Marketers cần phải hiểu có cái sẽ làm được real time và có cái không ? Ví dụ, không thể xây dựng artificial intelligence (AI) model trong real time — hoặc nếu có thì còn lâu nữa. Tuy vậy, nếu bạn muốn trong real time có thể tìm kiếm, thực hiện 1 luật, truy vấn database, hoặc tìm ra câu trả lời dựa vào dữ liệu quá khứ – điều đó là khả thi.

    Như vậy là chúng ta đã phần nào nắm được CDP là gì cũng như cách ứng dụng CDP và quyết định còn lại là ở chính bản thân chúng ta thôi.

    Nguồn: A1digihub